1. Giới thiệu chung
Nấm thái dương lần đầu được phát hiện trong tự nhiên tại một làng quê nhỏ, ở vùng cao nguyên của rừng Đại Tây Dương, gần Tauape thuộc tỉnh Sao Paolo, Brazin. Chúng được đặt tên là Agaricus Blazei Murrill bởi một nhà thực vật học người Bỉ tên là Heinemann vào năm 1967 (Mizuno, 1995). Tại Nhật Bản, chúng được gọi với cái tên Himematsutake, còn tại Brazin, chúng được biết đến với cái tên phổ biến là Cogumelo Piedade. Theo Mizuno (1995), nấm thái dương có tác dụng chống lại căng thẳng về thể chất cũng như tinh thần, kích thích hệ thống miễn dịch, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân tiểu đường, giảm cholesterol, ngăn ngừa loãng xương, loét dạ dày, chống ung thư, hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá và tuần hoàn.
2. Các tác dụng dược lý chính
2.1. Kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể
Hoạt tính kích thích miễn dịch và điều hoà miễn dịch từ hệ sợi và quả thể nấm thái dương (ABM) được chứng minh trong nhiều thí nghiệm invitro. Dịch chiết nước từ môi trường nuôi cấy hệ sợi và quả thể nấm thái dương có chứa các đoạn B-4, B-5, các đoạn này có tác dụng sản sinh đáng kể TNF và IL-8 của đại thực bào tuỷ xương chuột (Sorimachi & cs., 2001). Ngoài ra, các phân đoạn B-5 cũng có tác dụng làm tăng sản xuất oxit nitric (Sorimachi & cs., 2001). Các phân đoạn thu được từ dịch chiết môi trường nuôi cấy nấm ABM cũng được chứng minh gây ức chế tác dụng gây bệnh tế bào do virus của bệnh mụn rộp và bệnh viêm não (Sorimachi & cs., 2001). Sorimachi & cs. (1999) đã kết luận rằng các chất chiết xuất khác có trong hệ sợi nấm thái dương có khả năng sản sinh TNF-g và IL-8 đồng thời bài tiết oxit nitric của đại thực bào.
Sử dụng dịch chiết nấm thái dương bằng nước nóng làm tăng hoạt động NK của tế bào lá lách ở chuột BALB/c (Ebina & cs., 1998). Trên chuột BALB/c, chiết xuất của nấm thái dương có tác dụng tăng cường cảm ứng tế bào lympho T gây độc tế bào đặc hiệu kháng nguyên và sản sinh ÌN-g (Emtage & cs., 2003). Chuột mang biểu mô ung thư Ehrlich được điều trị bằng then-hexane (chủ yếu là axit béo không bão hòa), dichloro-methane (đường và axit amin) và chiết xuất metanol (chủ yếu là các polyme chưa xác định được) từ quả thể ABM có thể duy trì hoạt động NK của tế bào lách trong suốt quá trình 10 ngày đầu tiên sau khi cấy ghép khối u (Kaneno & cs., 2004). Hoạt động của NK ở các nhóm này tương tự như nhóm đối chứng bình thường và cao hơn so với chuột mang khối u được điều trị bằng nước.
2.2. Hoạt tính chống lại ung thư
Dịch chiết nấm thái dương đã được chứng minh có tác dụng giống như trà xanh và một số loại thực phẩm khác, đó là khả năng làm giảm nhiễm sắc thể của tế bào ung thư (Bellini & cs., 2006). Jin & cs. (2006) kết luận rằng dịch chiết nấm thái dương có tác dụng đối với các tế bào AGS ở biểu mô dạ dày bằng cách kích hoạt quá trình apoptosis thông qua việc tạo ra caspase 3 và việc dừng chu kỳ tế bào liên quan ở pha G2/Mphase. Menoli & cs. (2001) đã quan sát thấy khả năng bảo vệ tế bào chống lại CBMN do methyl metansulfonate gây ra khi tế bào được xử lý bằng dịch chiết hỗn hợp các chủng nấm thái dương. Manzi & Pizzoferrato (2000) xác nhận khả năng chống ung thư của nấm thái dương là do hoạt chất ß-glucan. Các báo cáo trước đây cho rằng ß-glucan kích thích cơ chế bảo vệ vật chủ, nhưng không gây độc cho khối u. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy ß-1,3-glucan và ß-1,6-glucan có khả năng kích thích hệ miễn dịch và tiêu diệt khối u (Takeda & Okumura, 2004). Brown & Gordon (2001) kết luận rằng ß-1,3-glucan tinh khiết giữ được hoạt tính sinh học, cho phép chúng hoạt động ở cấp tế bào và phân tử, chúng có khả năng kích thích các bạch cầu hạt (bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan), bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và tế bào NK.
Ngoài thành phần polysaccharide, thành phần lipid ergosterol có trong nấm thái dương cũng là một hợp chất có tác dụng chống ung thư. Chuột mang tế bào ung thư Sarcoma 180 sau khi bổ sung dịch chiết nấm thái dương trong chế độ ăn kéo dài 20 ngày cho thấy sự ức chế không sản sinh tế bào ung thư (Pinheiro & cs., 2003). Kimura & cs. (2004) báo cáo rằng phân đoạn lipid natri pyroglutamate có trong nấm thái dương không chỉ cho thấy tác dụng chống tạo mạch (ức chế biểu hiện yếu tố Von Wilebrand trong các khối u), hoạt tính chống khối u ở chuột mang tế bào ung thư phổi Lewis mà còn có tác dụng ức chế sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tế bào ung thư gây ra.
3. Kết luận
Như vậy, các công bố trên đã chứng minh được hoạt tính dược liệu chủ yếu của nấm thái dương đó là kích thích hệ miễn dịch và khả năng chống lại tế bào ung thư. Đây là những kết quả ghi nhận trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên động vật. Những tác dụng này đối với cơ thể con người vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.
4. Tài liệu tham khảo
Bellini MF, Angeli JPF, Matuo R, Terezan AP, Ribeiro LR, Mantovani MS. (2006). “Antigenotoxicity of Agaricus blazei mushroom organic and aqueous extracts in chromosomal aberration and cytokinesis block micronucleus assays in CHO-K1 and HTC cells”. Toxicology in vitro. 20:355–60.
Brown GD, Gordon S. (2001). “Immune recognition. A new receptor for ß-glucans”. Nature. 413:36–7
Ebina T, Fujimiya Y. (1998). “Antitumor effect of a peptide-glucan preparation extracted from Agaricus blazei in a double-grafted tumor system in mice”. Biotherapy. 11:259–65.
Emtage PC, Clarke D, Gonzalo-Daganzo R, Junghans RP. (2003). “Generating potent Th1/Tc1 T cell doptive immunotherapy doses using human IL-12:harnessing the immunomodulatory potential of IL 12 without the in vivo-associated toxicity. [Published correction appears in J Immunother.]”. J Immunother. 26:97–106.
Jin CY, Choi YH, Moon DO, Park C, Park YM, Jeong SC, et al. (2006). “Induction of G2/M arrest and apoptosis in human gastric epithelial AGS cells by aqueous extract of Agaricus blazei”. Oncol Rep. 16:1349–55.
Kaneno R, Fontanari LM, Santos SA, Di Stasi LC, Rodrigues Filho E, Eira AF. (2004). “Effects of extracts from Brazilian sun-mushroom (Agaricus blazei) on the NK activity and lymphoproliferative responsiveness of Ehrlich tumor-bearing mice. Food Chem Toxicol. 42:909–16
Kimura Y, Kido T, Takaku T, Sumiyoshi M, Baba K. (2004). “Isolation of an anti-angiogenic substance from Agaricus blazei Murril: its antitumor and antimetastatic actions”. Cancer Sci. 95:758–64
Manzi P, Pizzoferrato L. (2000). “Beta-glucans in edible mushrooms”. Food Chem. 68:315–8
Menoli RCN, Mantovani MS, Ribeiro LR, Gunter S, Jorda˜o BQ. (2001). “Antimutagenic effects of the mushroom Agaricus blazei Murill extracts on V79 cells”. Mutation Res. 496:5–13
Mizuno.TK. (1995). “Agaricus blazei Murrill medicinal and dietary effects”. Food Rev Int. 11:167–72.
Pinheiro F, Faria RR, de Camargo JL, Spinardi-Barbisan AL, da Eira AF, Barbisan LF. (2003). “Chemoprevention of preneoplastic liver foci by dietary mushroom Agaricus blazei Murril in the rat”. Food Chem Toxicol. 94:188–92
Sorimachi K, Akimoto K, Hattori Y, Ieiri T, Niwa A. (1999). “Secretion of TNF-a, IL-8 and nitric oxide by macrophages activated with polyanions, and involvement of interferon-gin the regulation of cytokine secretion”. Cytokine. 11:571–8.
Sorimachi K, Akimoto K, Inafuku K, Okubo A, Yamazaki S. (2001). “Secretion of TNF-g, IL-8 and nitric oxide by macrophages activated with Agaricus blazei Murril fractions in vitro”. Cell Struct Funct. 26:103–8
Sorimachi K, Ikehara Y, Maezato G, Okubo A, Yamazaki S, Akimoto K, et al. (2001). “Inhibitory effect of Agaricus blazei Murril fractions on cytophatic effect induced by Western equine encepha- litis (WEE) virus on VERO cells in vitro”. Biosci Biotech Biochem. 65:1645–7
Takeda K, Okumura K. (2004). “CAM and NK Cells”. ECAM. 1:17–27.
Tổng hợp: Nguyễn Thị Huyền Trang - Viện NC & PT Nấm ăn, nấm dược liệu - Học viện NNVN